Gốm sứ Chu Đậu ra đời từ rất sớm, đạt đến độ tinh xảo cao. Đó là dòng mỏng như tờ giấy, trong như ngọc, kêu như chuông…
Đến nay, gốm sứ Chu Đậu vẫn là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam.
Gốm sứ Chu Đậu ở đâu?
Gốm sứ Chu Đậu là tên của một làng nghề làm gốm ở Nam Sách, Hải Dương, làng Chu Đậu. Theo truyền thống từ xưa đến nay, làng nghề nào làm sản phẩm gì thì sản phẩm của làng cũng gắn với cái tên đấy. Làng Chu Đậu cách Hà Nội khoảng 80 km.
Lịch sử phát triển
Làng Chu Đậu bắt đầu làm gốm từ thế kỷ XV. Đây là mốc thời gian khá sớm so với làng khác. Thậm chí, trong thông tin từ Bảo tàng lịch sử Quốc Gia Việt Nam ghi lại, có một chi của dòng họ Vương ở Chu Đậu cũng góp phần phát triển một dòng gốm Bát Tràng nổi tiếng ở Hà Nội sau này.
Quá trình phát triển của gốm sứ Chu Đậu cũng trải qua nhiều thăng trầm. Có thời điểm phát triển rực rỡ nhưng cũng có thời điểm lụi tàn do ảnh hưởng của chiến tranh. Nhưng điều cho thấy nơi này từng là nơi sản xuất gốm sứ cao cấp đó là các nhà lịch sử đã khai quật ở đây nhiều hiện vật gốm cổ và hơn 100 lò gốm dưới lòng đất.
Gốm Chu Đậu Hải Dương là một nơi xuất khẩu sản phẩm gốm đầu tiên ở nước ta. Người ta đã tìm thấy những con tàu đắm chở gốm sứ Chu Đậu xuất khẩu đi các nước từ thế kỷ XV.
Nói về sự ra đời, phát triển thì cái tên gốm sứ Chu Đậu ra đời sớm nhất, phát triển rực rỡ và xuất khẩu đi nhiều nước. Phong cách gốm Chu Đậu có những đặc trưng ấn tượng. Và những người thợ tài hoa vẫn giữ điều đó trong quá trình di tản của mình.
Xem thêm:>>>Khám phá làng gốm Lái Thiêu – Trung tâm gốm xưa nổi tiếng đất Nam Bộ
Vẻ đẹp gốm sứ Chu Đậu Hải Dương
Gốm sứ Chu Đậu – Biểu tượng hoàng gia
Gốm Chu Đậu có độ tinh xảo, màu men và hoa văn độc đáo. Từ lâu, dòng gốm đã được đánh giá là đỉnh cao của gốm sứ Việt Nam về. Một trong những tôn vinh về sản phẩm gốm xuất xứ từ Chu Đậu, đó là “sản phẩm mang biểu tượng hoàng gia” vào cuối thế kỷ XVII.
Gốm Chu Đậu giữ vị trí quan trọng trong lịch sử thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và là nghề truyền thống được truyền lại từ hàng trăm năm trước. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng nhiều ý nghĩa, có những nét đặc trưng riêng thể hiện ở kiểu dáng, màu men tro trấu, các hoa văn họa tiết tinh xảo, giàu bản sắc văn hóa thuần Việt.
Gốm sứ Chu Đậu là một trong số ít những sản phẩm thuộc các lò gốm ngoài Hoàng cung (các lò quan ở Thăng Long chỉ chuyên sản xuất đồ gốm sứ phục vụ trong cung) được “nhập cung”.
Gốm Chu Đậu dùng loại men gì?
Men gốm Chu Ðậu rất phong phú như men ngọc, men nâu, men trắng, men lục. Tuy nhiên tiêu biểu nhất là men trắng trong với hoa văn màu xanh (men trắng chàm) và men trắng trong với hoa văn ba màu vàng, đỏ nâu và xanh lục (men tam thái).
Các chuyên gia vẫn thường ngợi ca gốm Chu Đậu “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”… Gốm Chu Đậu có màu men, kiểu dáng cho đến hoa văn, họa tiết trang trí đều thuần Việt, mang đậm nét bản sắc, tinh hoa văn hóa Việt.
Về họa tiết hoa văn
Những họa tiết, hoa văn trên gốm Chu Đậu mang tính nghệ thuật cao nhưng lại rất gần gũi, dân dã, miêu tả khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông, tàu lá chuối, nhánh rong, tôm, cá, cóc, rùa, hoa cúc, hoa sen… Loại hình, kiểu dáng cũng vô cùng phong phú, từ đồ dùng trong nhà, đồ chơi trẻ em, cho đến các loại đồ dùng trong đình chùa, trong hoàng cung, nhà quan lại, và xuất khẩu.
Làng gốm Chu Đậu ngày nay
Ngày nay, làng gốm Chu Đậu vẫn được sản xuất theo phương pháp truyền thống, nhưng cũng có sự kết hợp với các kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm gốm Chu Đậu được ưa chuộng bởi cả thị trường trong nước và quốc tế. Trong đó có những sản phẩm giá trị cao. Điển hình như một bộ ấm trà gốm Chu Đậu đã được bán đấu giá với giá hơn 1 tỷ đồng vào năm 2023.
Bên cạnh đó, làng nghề gốm Chu Đậu đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016.